Là thác nước lớn thứ 4 thế giới và lớn thứ nhất Châu Á trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Thác Bản Giốc được coi là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng
Thác Bản Giốc nằm trên biên giới hai nước Việt – Trung thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng 89 km về phía Bắc. Thác nằm trên dòng sông Quây Sơn, chảy từ Trung Quốc sang, hạ lưu đổ về Trung Quốc. Bờ sông bên này cảnh đẹp nên thơ, không khó trong lành, với thảm cỏ, núi rừng xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh, xen lẫn cảnh thanh bình của làng que đồng bào các dân tộc miền núi. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc. với độ cao 53m, chia thành 3 tầng, gồm nhiều khác nhỏ khác nhau, thác rộng đến 300m; những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Ngay từ xa, du khách đã có thể nghe được tiếng ầm ào của thác vang vọng cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh, mỗi buổi sáng ban mai khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc.
Cùng với dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao – Sài Gòn Bản Giốc Resort; chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc; Khu hợp tác du lịch Quốc tế thác Bản Giốc (Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên) giữa hai nước Việt – Trung, trong tương lai thác Bản Giốc là một điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Nguồn tin: dulichnonnuoccaobang.com.vn
Rau dạ hiến
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là rau dại, mọc hoang nhưng loại rau này rất hiếm. Rau dạ hiến chính vụ vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch.
Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén
Đi từ Hà Giang theo đường quốc lộ 34 hay từ hồ Ba Bể, Bắc Kạn theo quốc lộ 3, rồi rẽ vượt đèo ColeA, du khách sẽ đến khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đé
Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn thì có gì là lạ? Khắp đất nước Việt Nam nơi nào cũng có, ấy vậy mà tại một số đường phố ở Hà Nội lại có treo tấm biển “Bánh cuốn Cao Bằng”. Bánh cuốn Cao Bằng có vị rất riêng mà không nơi nào có được. Để có tấm bánh mỏng và dai, người làm bánh phải chọn loại gạo thích hợp; để có nước dùng ngon phải qua công đoạn chế biến cầu kỳ và pha chế gia vị hợp lý. Cách ăn bánh cuốn ở Cao Bằng cũng có nét riêng, có thể dùng trứng gà hoặc thịt băm nhỏ làm nhân, kèm một chiếc giò nấm hương thơm nồng, một chút cay măng ớt, rau mùi gai...